GIỚI THIỆU VỀ TTHTCĐ XÃ HỒNG THÁI ĐÔNG


           TTHTCĐ Hồng Thái Đông nằm trên địa bàn xã Hồng Thái Đông với tình hình như sau:

         * Vị trí địa lý: Xã Hồng Thái Đông nằm ở phía Đông của huyện Đông Triều, là xã miền núi, cách trung tâm các cơ quan huyện 20 km, có quốc lộ 18A đi qua địa bàn xã dài 5 km và tuyến đường sắt Hà Nội - Hạ Long chạy qua.

+ Phía Bắc giáp xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí

+ Phía Đông giáp xã Phương Đông, thành phố Uông Bí

+ Phía Nam giáp xã Phương Nam, thành phố Uông Bí

+ Phía Tây giáp xã Hồng Thái Tây, huyện Đông Triều.

* Diện tích tự nhiên, khí hậu:

Tổng diện tích tự nhiên: 2.017,3 ha, được chia làm 04 loại

- Diện tích đất nông nghiệp: 837,36 ha (Diện tích hồ, ao là 74,66ha)

- Diện tích đất lâm nghiệp: 661,7 ha (Đất rừng sản xuất là 525,7 ha)

- Diện tích đất chuyên dùng: 408,65 ha.

- Diện tích đất chưa sử dụng: 109,62 ha.

Chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng vòng cung Đông Triều.

* Điều tra  khu dân cư, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội

Địa bàn dân cư được chia thành 05 thôn và 07 khu dân cư, có 07 nhà văn hóa cộng đồng tại 07 khu dân cư, với tổng số hộ là 1633 hộ, tổng số khẩu là 7375 nhân khẩu.

Người lao động trong độ tuổi là 4072 người, tỷ trọng lao động trong nông nghiệp chiếm 67%, công nghiệp chiếm 13%, dịch vụ trương mại chiếm 20%, thu nhập bình quân đầu người trên năm đạt 7.600.000 đ.

Có 07 doanh nghiệp tư nhân với qui mô vừa và nhỏ.

Cơ sở hạ tầng: Có 03 trường học: MN,TH,THCS, có 01 trạm y tế, có 01 bưu điện xã, có 01 chợ, có 03 trạm điện treo ở 03 thôn (Thượng Thông, Yên Dưỡng, Tân Yên)

Phổ cập giáo dục THCS đạt 98%, tỉ lệ người dân tham gia các loại hình bảo hiểm y tế là 50%, có 2/5 thôn đạt danh hiệu làng văn hóa cấp huyện

 * Điều kiện thuận lợi, khó khăn

Thuận lợi: Đa số người dân sống trên địa bàn là thuần nông, nhìn chung có các  quan hệ làng xóm, họ hàng đã từ lâu đời, dân cư nơi khác đến ở còn ít, mối quan hệ làng xã ít phức tạp, người dân chất phác, hiền hòa, không có đảng phái hay tôn giáo ngoại đạo

Khó khăn: Địa phương không có kinh tế công nghiệp, thu nhập của người dân còn thấp, trình độ dân trí chưa cao, muốn huy động xã hội hóa, kêu gọi tài trợ là hết sức khó khăn, muốn tổ chức các lớp học chuyên đề hay tuyên truyền thì cần có nguồn kinh phí hỗ trợ mới thúc đẩy được người dân tham gia đầy đủ các buổi tuyên truyền hoặc các lớp học chuyên môn như nuôi trồng thủy sản, phòng trừ sâu bệnh…